Ngoài Sukiyaki, Shabushabu, biết thêm 11 loại lẩu Nhật nổi tiếng này nữa để mùa đông ở Nhật Bản ấm áp hơn nhé
- Ai ai cũng thích - Lẩu Sukiyaki
- Cực nhiều nhà hàng chuyên môn - Lẩu Shabushabu
- Nước lẩu là linh hồn - Lẩu Oden
- Sự phối hợp hoàn hảo giữa thịt vịt và hành - Lẩu vịt Kamo nabe
- Đặc sản tỉnh Fukuoka - Lẩu lòng Motsunabe
- Vỗ béo Sumo - Lẩu Chanko nabe
- Nhất định phải thử nếu ghé Ibaraki - Lẩu cá Anko nabe
- Đặc sản Hokkaido - Lẩu Ishikari nabe
- Đặc sản Akita - Lẩu Kiritanpo nabe
- Cay nhưng khó cưỡng - Lẩu Kimchi nabe
- Đủ loại đồ ăn - Lẩu Yosenabe
- Bắt nguồn từ Kyushu / Kansai - Lẩu Mizutaki
- Cá voi xanh mà cũng ăn ư? - Lẩu Harihari nabe
Sự phối hợp hoàn hảo giữa thịt vịt và hành - Lẩu vịt Kamo nabe (鴨鍋)

Lẩu vịt là món ăn sử dụng thịt vịt trời (kamo) hoặc vịt lai (giữa vịt trời và vịt thường) nấu cùng
nhiều loại rau như hành, cải thảo và đậu hũ...
Đặc trưng của món này là nước dùng hơi ngọt kèm vị béo béo của mỡ vịt trời.
So với thịt gà, thịt vịt có vị đậm đà hơn, và cũng được cho là có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.
Ở Nhật, thịt vịt được cho là ngon nhất tầm từ tháng 11 đến tháng 3, vì lúc này thịt vịt có lượng mỡ vừa phải,
thơm và mọng nước.

Đây là món lẩu tôi rất thích.
Lẩu vịt có vị ngòn ngọt nên trẻ con cũng dễ ăn nữa.
Ở Nhật các quán chuyên lẩu vịt tương đối ít, nên nếu tìm thấy quán chuyên món này bạn cũng nhất định thử nhé!



Đặc sản tỉnh Fukuoka - Lẩu lòng Motsunabe (もつ鍋)

Lẩu lòng vốn là món địa phương của tỉnh Fukuoka, sau đó thì được phổ biến khắp nước Nhật.
Trong tiếng Nhật, "Motsu" có nghĩa là lòng (của bò hoặc heo), ngoài ra cũng có cách gọi khác là "Horumon".
Mới nghe qua ăn lòng bò, lòng heo, hẳn nhiều bạn sẽ thấy hơi e dè nhỉ?
Nhưng với ai đã từng ăn món này thì hầu như đều thích cảm giác giòn giòn, béo béo của nó.
Hơn thế nữa, thật ra trong "Motsu" có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên người Nhật cũng có câu 「医者いらずもつ鍋」có ý nghĩa ăn lẩu lòng thì không lo ốm đâu, khỏi cần bác sĩ.

Lẩu lòng là một món được "yêu ghét rõ ràng".
Riêng tôi chỉ biết một điều là ai thích lẩu lòng thì chắc chắn cũng rất thích uống rượu
Đọc thêm:
Cùng đi ăn thử lẩu lòng ở chuỗi quán Hakata Motsunabe Yamaya(博多もつ鍋 やまや)nào!



Vỗ béo Sumo - Lẩu Chanko nabe (ちゃんこ鍋)

Nguồn: https://www.moranbong.co.jp/
Lẩu Chanko là món lẩu bắt nguồn từ các lò luyện võ sĩ Sumo ở Nhật Bản.
Đây là món mà các Sumo buộc phải ăn hàng ngày,
và để có được thân hình to lớn như chúng ta thường thấy, họ đã phải ăn đến mức gần như ói ra mật xanh món lẩu Chanko này đấy.
Võ sĩ Sumo

Nguồn: ttps://www.bbm-japan.com/
Đối với lẩu Chanko, thịt được dùng nhiều nhất là thịt gà, ngoài ra thì không có quy chuẩn cụ thể về cách nêm nước dùng hoặc nguyên liệu ăn kèm.
Vì thế tùy quán mà Lẩu Chanko sẽ có vị khác nhau, như vị tương Miso, vị muối, vị nước tương...
Bạn nên ăn thử để tìm ra quán có bán vị mà mình yêu thích nhé.

Các bạn nữ xin hãy yên tâm nào!
Nếu không ăn đến mức "ói ra mật xanh" thì bạn cũng không bị biến thành Sumo đâu.
Tất nhiên nếu bạn ăn quá nhiều thì tôi cũng không đảm bảo nhé!



Nhất định phải thử nếu ghé Ibaraki - Lẩu cá Anko nabe (あんこう鍋)

Các bạn có biết cá vây chân (trong tiếng Nhật gọi là cá Anko) không?
Đây là loại cá có vẻ ngoài hơi đáng sợ, nếu mới nhìn qua thì khó để mà nghĩ cá này có thể làm thành món lẩu cá được.
Cá Anko (cá vây chân)

Nguồn: https://fishai.jp/
Ở Nhật có câu "Tây có Fugu, Đông có Anko" để chỉ 2 loại cá thượng hạng đại diện cho 2 phía Tây Đông Nhật Bản, là cá nóc (Fugu) và cá vây chân (Anko).
Sống vùi trong cát ở tầng đáy biển cực sâu, cá Anko có hình dáng đúng là hơi xấu xí, nhưng đây là
loại cá mà không có bộ phận nào của nó là không ăn được.
Thịt cá là tất nhiên, từ da, ruột, đến cả mang cá, có thể nói là trừ xương thì bộ phận nào cũng có thể chế biến thành món ăn.
Bạn có thể thưởng thức lẩu cá Anko cực kì đậm đà tại một số vùng thuộc tỉnh Ibaraki.
Ở đây người ta còn gọi món này với tên Dobu-jiru.
Độc đáo ở chỗ nước dùng của lẩu Dobu-jiru hoàn toàn không chứa nước từ bên ngoài thêm vào.
Do Anko là loài cá sống ở tầng sâu dưới đáy biển nên để bảo vệ cơ thể khỏi áp lực nước, bản thân cá Anko chứa rất nhiều nước.
Dùng chính nước bên trong cá để làm thành nước dùng của nồi lẩu chính là đặc trưng của Dobu-jiru.
Tùy quán mà lẩu Anko có nước dùng khác nhau, trong đó 2 vị phổ biến nhất là vị tương Miso và vị nước tương nhé.

Ngoài lẩu cá Anko, tôi cũng đề cử món gan cá Anko (gọi là Ankimo) nữa nhé.
Ăn lẩu cá, gan cá và uống rượu Sake thì thực sự rất tuyệt vời!
Hôm sau không dậy nổi để đi làm luôn đấy!
Đọc thêm:
Ankimo là gì? Người Nhật thường ăn Ankimo như thế nào?
PROFILE

Admin angioNhat
Hiro
Xin chào, tôi là Hiro, tôi là người Nhật Bản. Tôi rất thích các món thịt và thức uống có cồn (như bia, rượu vang, rượu Nhật...), nên càng có tuổi thì cân nặng của tôi cũng tăng dần.
Mà cũng đành chịu thôi, vì được ăn món ngon thì còn gì thú vị bằng.


